Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2023 vừa qua, Trường ĐH Ngoại thươngtiếp tục là một trong những trường đại học dẫn đầu về số lượng thủ khoa đầu vào của cả nước chọn đăng ký theo học. Theo đó, trường có tân sinh viên là thủ khoa các khối A00, A01, D01, D02, D04 và 2 đồng thủ khoa D06.
Cụ thể, thủ khoa khối A00 toàn quốc năm 2023 là em Trần Nguyệt Hằng đạt tổng điểm 29,35 (trong đó Toán 9,6 điểm; Vật lý 9,75 điểm và Hóa học 10 điểm), trúng tuyển ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế (chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh).
Thủ khoa khối A01 là em Vũ Hoàng Lương Huy với tổng điểm 29,8 (trong đó Toán 9,8; Vật lý 10; Tiếng Anh 10), trúng tuyển ngành Kinh tế đối ngoại (chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh).
Cụ thể, thủ khoa khối D01 toàn quốc năm 2023 là Phạm Thị Vân Anh đạt tổng điểm 28,9 (trong đó Toán 9,6; Văn 9,5; Tiếng Anh 9,8), trúng tuyển ngành Kinh tế đối ngoại.
Thủ khoa khối D02 (Toán, Văn, Tiếng Nga) là em Lê Nguyễn Lan Nhi với tổng điểm 27,9 (trong đó Toán 9; Ngữ văn 9,5; Tiếng Nga 9,4), trúng tuyển ngành Kinh tế đối ngoại.
Thủ khoa khối D04 (Toán, Văn, Tiếng Trung) là em Lê Hoàng Sang với tổng điểm 28,05 (trong đó Toán 9; Ngữ văn 9,25; Tiếng Trung 9,8), trúng tuyển ngành Kinh tế đối ngoại.
Đồng thủ khoa khối D06 (Toán, Văn, Tiếng Nhật) toàn quốc năm nay là 2 em Vũ Trần Trí Đức và Trần Thu Trang khi cùng đạt tổng điểm 27,85. Trong đó, Vũ Trần Trí Đức đạt Toán 8,6; Văn 9,25; Tiếng Nhật 10, trúng tuyển ngành Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (chương trình đào tạo chất lượng cao).
Còn Trần Thu Trang đạt Toán 9; Văn 9,25; Tiếng Nhật 9,6, trúng tuyển ngành Tiếng Nhật thương mại (chương trình chất lượng cao).
Các tân sinh viên này được nhận học bổng tài năng của Trường ĐH Ngoại thương với mức học bổng bằng học phí phải đóng theo đúng chương trình đào tạo mà từng em theo học.
Nhân dịp này, Trường ĐH Ngoại thương cũng trao học bổng khuyến khích học tập cho các thủ khoa đầu vào toàn trường khóa 62 theo từng phương thức xét tuyển. Mỗi sinh viên này được nhận học bổng 15 triệu đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS. TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ với các tân sinh viên: “Dù các em đang mang trong mình sự hào hứng hay lo lắng, hãy đón nhận hành trình này với niềm hân hoan và hứng khởi, với tinh thần sẵn sàng trải nghiệm. Các em hãy mạnh dạn đón nhận thử thách như một điều tất yếu của cuộc sống. Hãy chấp nhận và dấn thân vào những điều các em lo sợ nhưng vẫn muốn thử. Chúng ta không thể kiểm soát được tất cả những khó khăn, thử thách sẽ xảy đến. Thứ duy nhất chúng ta có thể kiểm soát là thái độ đối với khó khăn và thử thách đó. Có người coi khó khăn là kẻ thù, nhưng có người lại coi khó khăn là người thầy với những bài học lớn”.
Song vị hiệu trưởng nói một trong những đặc quyền lớn nhất của người trẻ là các em được thất bại và làm lại. Các em có cơ hội được thử và được sai.
“Cuộc sống sẽ rất khó khăn nếu em cố hoàn thành tất cả mọi thứ cùng một lúc. Hãy lắng nghe bản thân và nếu cần hãy cho mình một nhịp nghỉ nếu em cảm thấy mọi thứ đang quá sức. Và rồi em sẽ có đủ sức mạnh nội lực để bật xa hơn. Các em cũng đừng quên, trên hành trình của các em sẽ luôn có sự đồng hành của thầy cô, anh chị sinh viên khóa trên.
Học tập là một hành trình dài của đời người. Chúng ta có thể học từ rất nhiều cách nhưng học từ thử thách chính là con đường mạnh mẽ nhất giúp chúng ta vững tin thêm vào năng lực của chính mình”, ông Tuấn khuyên sinh viên hãy tận dụng mọi cơ hội, vượt qua thách thức, nuôi dưỡng và theo đuổi ước mơ của mình.
1. Gia đình Nguyễn Văn Quang có hoàn cảnh hết sức éo le. Bố bị bại liệt bẩm sinh một chân, đi lại dặt dẹo bằng nạng nhưng ông đã làm bất cứ việc gì có thể để nuôi con ăn học. Mong ước của ông là sau này con trai mình có một nghề trong tay.
Quang chăm chỉ học hành và thi đậu ngành Sinh hóa năm 2007. Mẹ làm ruộng không đủ chu cấp. Thế là bố phải theo Quang vào thành phố sửa xe đạp bên lề đường kiếm tiền cho em ăn học.
Niềm tin ngày ra trường được làm một giáo viên đã tăng thêm nghị lực, sức chịu đựng để hai bố con vượt qua những vất vả cực nhọc.
Rồi ba năm cực nhọc ấy cũng qua đi.
Tốt nghiệp ra trường, bố con Quang có 2 hi vọng. Một là, những năm đó huyện đang thiếu giáo viên dạy hóa; hai là, sự tật nguyền của người bố sẽ được các cơ quan tuyển dụng thương tình ưu ái.
Quang chở bố đến Phòng Giáo dục, Phòng Nội vụ và gặp cả chủ tịch huyện trình bày hoàn cảnh.
Thì ra, hai hi vọng đó chẳng có ý nghĩa gì cả.
Những năm đó mặc dù nhiều trường thiếu giáo viên dạy hóa nhưng huyện vẫn không tuyển dụng.
Lý do là tổng số giáo viên trung học cơ sở trên toàn huyện đã thừa định biên so với tổng số lớp.
Nạp hồ sơ và kiên trì chờ đợi 4 năm, cuối cùng hai bố con đành bất lực quệt nước mắt, ngậm ngùi cho số phận.
Quang đành từ bỏ giấc mơ đã ấp ủ, phấn đấu cực nhọc từ những năm học phổ thông.
Chua chát hơn, từ đó em phải theo tốp thợ xây trong làng đi làm phụ hồ để nuôi mình và an ủi bố.
2. Vũ Thị Hạnh tốt nghiệp năm 2004 ngành Ngữ văn - thời điểm mà trong huyện thừa nhiều giáo viên bộ môn này nhất, phải bố trí dạy môn khác mới đủ số tiết tối thiểu.
Biết khó, nhưng tiếc công sức tiền bạc học hành 3 năm trời nên em vẫn cứ hi vọng - dù biết hi vọng đó rất mơ hồ.
Và cái gì đến phải đến. Hi vọng mãi rồi Hạnh và gia đình cũng phải đối diện với sự thật phũ phàng đó.
Chưa hết, một sự tréo ngoe khác lại đến với em. Hạnh có người yêu ở xã bên cạnh. Gia đình người yêu không hiểu nội tình của ngành giáo dục nên đưa ra một điều kiện: lúc nào Hạnh xin được việc sẽ tổ chức lễ cưới.
Thương con, bố đã giấu em vay tiền ngân hàng và nhờ người anh con bác gặp thầy hiệu trưởng trường người anh đang dạy (1) xin cho Hạnh dạy hợp đồng một năm.
Số tiền ấy bố em gửi cho thủ quỹ để nhà trường hàng tháng trả lương cho em.
Đúng như kịch bản, Hạnh được nhà trường nhận vào dạy.
Em được nhận mức lương tối thiểu bằng lương cơ bản của nhà nước.Em không biết đó là tiền của bố. Ba tháng sau em cưới chồng.
Năm học kết thúc, Hạnh cũng kết thúc hợp đồng. Lường trước sự bất an, bố mẹ em phải góp lương hưu và vay mượn thêm giúp cho em mở quán bán hàng đúng lúc bị “thất nghiệp” (!)
3. Lê Quỳnh Nga tốt nghiệp ngành Sinh hóa năm 2010.
Giống như Quang và Hạnh, làm sao mà xin được vào dạy khi mỗi năm số lớp, số học sinh của huyện cứ giảm dần - nghĩa là số giáo viên ngày một dôi dư.
Nga tiên lượng khó khăn này khi đang học ở trường sư phạm nhưng em lại nuôi một hi vọng khác.
Có thể 10 năm sau, giáo viên lần lượt về nghỉ hưu sẽ có chỗ cho em thế chân.
Ra trường, Nga cưới chồng và chờ đợi.
Nhưng nếu cứ chờ đợi mãi như thế, Nga sẽ quên hết kiến thức, sau này khi xin được việc, còn nhớ gì mà dạy nữa.
Biết huyện đã nhiều năm không tuyển dụng, vợ chồng Nga đi gõ cửa các trường THCS trong huyện xin hợp đồng tạm thời.
Nhưng xin mãi mà chẳng có trường nào nhận. Đến tận năm 2016, vợ chồng Nga bàn bạc và đưa ra quyết định táo bạo: Xin dạy hợp đồng không lương (!).
Cảm kích trước tình cảm yêu nghề, coi trọng chuyên môn, thầy hiệu trưởng một trường (2) đã nhận Nga dạy hợp đồng không lương.
Ba mẩu chuyện của ba sinh viên tốt nghiệp sư phạm vừa kể, có lẽ không cần phải bình luận gì thêm.
Mẫu thuốc Nexium 40mg ở mặt trước, mặt sau, mặt trên, mặt dưới. Ảnh: Cục Quản lý dược
- Tetracyclin Tw3 250mg, SĐK: VD-28109-17, Số lô SX: 0321, NSX: 2/2/2021, HD: 2/2/2024, Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần dược phẩm Trung ương 3, quy cách hộp 400 viên nén. Đây là thuốc kháng sinh.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Mẫu thuốc Tetracyclin Tw3 250mg và Clorocid Tw3 được Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thạch Thất gửi đến Cục Quản lý dược.
- Clorocid Tw3 250mg, SĐK: VD-25305-16, Số lô SX: 0321, NSX: 07/07/2021, HD: 07/07/2024, Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần dược phẩm Trung ương 3, qui cách hộp 400 viên nén. Đây là thuốc kháng sinh. Trong khi đó, công ty này thông báo tới Cục Quản lý Dược: Từ 16/9/2019 đến 29/6/2022, công ty không tiến hành sản xuất lô thuốc nào đối với Clorocid Tw3, SĐK: VD-25305-16.
- TobraDex, hộp 1 lọ đếm giọt Droptainer 5ml, số lô: 22C10HB, ngày hết hạn/EXP: 10/3/2024, ngày sản xuất/ MFD: 10/3/2022.
![]() | ![]() |
Hình ảnh 6 mặt của thuốc nhỏ mắt TobraDex thật (bên trái) và giả (phải). Ảnh: Cục Quản lý dược
TobraDex là thuốc nhỏ mắt. Phông chữ thuốc giả khác với thuốc chính hãng, vỏ hộp thuốc giả không sử dụng hệ thống bảo vệ Norvatis (NSS), chiều cao lọ thuốc giả (55mm) thấp hơn so với sản phẩm chính hãng, đáy chai thuốc gỉ không giống với thiết kế của Norvatis; giọt thuốc giả có màu trong suốt như nước cất trong khi thuốc chính hãng màu trắng, trắng đục.
- Tecentriq 1200mg/20ml (atezolizumab), số lô B0033B03, HSD: 2/9/24, code 10001437939658. Đây là kháng thể đơn dòng được chỉ định trong điều trị ung thư.
- Diamicron MR 30mg, số lô: 695986, HSD: 9/2024. Thuốc được chỉ định trong điều trị đái tháo đường type 2.
- Coveram 5mg/5mg, số lô: 2170310010, HSD: 11/2024. Thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp, bệnh động mạch vành...
![]() | ![]() |
Thuốc Coveram giả bao bì mẫu được công ty gửi đến Cục Quản lý dược. Ảnh: Cục Quản lý dược
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị các địa phương thông báo cho cơ sở kinh doanh, phân phối và sử dụng các sản phẩm trên để phân biệt, báo cáo cơ quan chức năng nếu phát hiện thuốc giả.
Đồng thời, các địa phương cần tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn, tập trung kiểm tra các sản phẩm có thông tin như mô tả nêu trên.
Cục Quản lý Dược yêu cầu các công ty sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, phân phối liên quan đến các sản phẩm trên cung cấp thông tin và phối hợp với sở Y tế và các cơ quan có liên quan trong việc truy tìm nguồn gốc.